Các món ăn ngày Tết không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền

Mâm cỗ miền nam

Tết đến không chỉ thể hiện trong trang phục, phong tục mà còn trong ăn uống. Cùng huongkimchi điểm qua Các món ăn ngày tết cổ truyền Việt cả ba miền thôi nào.

Thời tiết se lạnh cuối năm, mọi người lại lật đật hoàn tất các hạn mức công việc. Không khí này khiến ta mơ tưởng đến khoảng thời gian 2 tháng nữa, thời gian giao thừa của một năm mới. Gia đình tụ tập bên mâm cỗ, sum họp đầm ấm. Và đương nhiên là chúng không thể nào thiếu trong gia đình.

Tất cả đều theo phong tục người Việt, ngon và phảng phất truyền thống đẹp. Mỗi vùng với một cách nấu nướng đa dạng khác nhau, không chỉ nêm nếm mà còn cả chất liệu. Và điều này chỉ có tại Việt Nam – nét văn hóa ẩm thực phong phú của truyền thống.

Miền bắc – đậm đà văn hóa truyền thống

Mâm cơm ngày tết miền bắc

Mâm cơm ngày tết miền bắc

Hình thức về mâm cơm ngày tết với người miền bắc vẫn là sự chỉnh chu công phu và đẹp mắt. Người ăn chưa cần biết ngon không, nhưng cái nhìn đầu tiên vẫn phải là vừa mắt. Một mâm cỗ lớn khi dọn ra nhất định phải có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, tượng trưng cho sự phát tài phát lộc cả năm. Mâm cỗ miền bắc vẫn giữ bản chất truyền thống cổ của dân việt dù qua nhiều năm tháng.

Bánh chưng

Bánh chưng miền bắc

Tin chắc là món ăn không thể thiếu trong mỗi nhà vào dịp tết. Và đối với người miền bắc, đây là món ăn truyền thống lịch sử lâu đời trong ngàn năm văn hiến thăng long. Sự tích bánh chưng là tấm lòng hiếu thuận của Lang Liêu dâng lên Vua Cha Hùng Vương thứ 16. Là hình ảnh tượng trưng cho đất đai màu mỡ xanh tốt, là tấm lòng con người cảm tạ trời cao với mùa màng tươi tốt.

Nhân bánh được làm từ đậu xanh và thịt heo mỡ, ngọt béo và bùi bùi. Sự kết hợp hài hòa giữa đậu và gạo nếp dẻo thơm, thêm chút tiêu cay khiến hương vị tết thêm ấm nồng trong chiếc bánh nhỏ. Một cái tết ngon tròn vị bên gia đình, quanh nồi bánh chưng ngon ấm nóng. Tất cả đã đi vào tiềm thức của cả dân tộc Việt mỗi khi Xuân về.

Đây cũng là món quà người thân, bạn bè trao nhau trong những câu chuyện đầu năm. Dù nghèo đói hay khá giả, chỉ một chút ân tình nơi chiếc bánh chưng cũng đủ làm người ta ấm lòng khi về với quê hương.

 

Xôi gấc đỏ

Xôi gấc đỏ

Màu đỏ từ lâu được xem là màu của hạnh phúc, màu của may mắn và tình yêu đôi lứa. Và đó cũng là màu được người dân chọn cho món gạo nếp đồ thơm. Gấc đỏ đồ cùng gạo nếp cho ra một loại xôi với hương vị tươi ngon và màu đỏ đẹp mắt.

Dĩ nhiên không thể thiếu món ăn này trong ngày xum họp đoàn viên. Màu đỏ tươi hấp dẫn, mang lại may mắn và bình an cho cả gia đình. Vị béo của nước cốt dừa, vị dẻo của gạo nếp, thêm chút vị ngọt của đường quyện vào nhau. Cái hương vị thật khiến người ta quyến luyến ngày xuân.

Thịt gà luộc lá chanh

Với người miền bắc, không thể nào thiếu món thịt gà từ tân gia, mừng thọ cho đến đám cưới, đám hỏi. Và dĩ nhiên … ngày tết cũng không thể ngoại lệ.

Gà luộc

Tuyệt vời!

Ăn kèm với lá chanh, gà trở thành món khoái khẩu của không biết bao nhiêu người. Thậm chí, người miền bắc chỉ cần được về nhà dịp tết chỉ để ăn món thịt gà nhà làm. Hương vị khó quên của gà chấm chanh ớt thì miễn bàn. Mâm cơm ngày tết của người miền bắc mà thiếu món này quả là điều quá thiếu sót.

 

Dưa hành câu đối đỏ

dưa hành

Món ăn dân dã nhưng lại mang vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc. Không phải cao lương mỹ vị, giản dị đơn giản nhưng khiến người ta không thể bỏ qua. Dưa hành nhất định phải có trong mâm cỗ ngày tết, ăn kèm cùng bánh chưng và các món khác. Người bắc thường muối chua dưa hành hoặc có thể ăn sống tùy theo ý thích.

Thịt đông và bánh chưng ăn kèm với món này thì phải nói là tuyệt hảo! Ngon không thể nào cưỡng lại nổi. Hơn nữa, đây cũng là món ăn chống ngán trong ngày tết đầy đủ những chất đạm thịt. Và dĩ nhiên, nếu như tết đã có bánh chưng thì chắc sẽ có dưa hành cùng đồng hành trong tết dân tộc này.

Bó giò

Giò chả miền bắc

Người miền bắc thường bó giò ngày tết với quan niệm “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Và giò chính là vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày tết, món ăn không thể thiếu trong làm ẩm thực cổ truyền Việt.

Được làm từ thịt heo, sau đó nêm thêm chút gia vị và giã nhuyễn trong cối đá. Bọc bằng lá chuối bên ngoài rồi luộc cho chín hẳn. Mùi vị thơm ngon, gòn dai và màu giò thì trắng mịn đẹp rất riêng. Món quà cho mỗi thành viên trong gia đình tặng nhau, ngon và đầy tình nghĩa ấm êm của đại gia đình.

Nem rán

Nem rán vàng

Nem rán vàng

Món ăn hấp dẫn, độc đáo không thể bỏ qua trong mâm cơm miền bắc ngày xuân. Bên trong chứa mộc nhĩ, thịt, giá, ngoài thì vàng óng đẹp mắt. Quốc hồn quốc túy chính là đây! Nhắc tới món này ai cũng thích thú cái cảm giác ngọt và béo ngay đầu môi.

Các món ngon ngày Tết ở Miền trung – mằn mặn muối biển nhưng cũng ấm lòng ngày xuân

Đón tết miền trung

Đón tết miền trung

Khác chút với miền bắc đón tết cùng bánh chưng xanh, dưa hành, thịt mỡ và cành đào. Miền trung đón tết cùng bánh tét, nem chua, thịt giấm và nhành mai…

Bánh tét truyền thống trung bộ

Bánh tét trung bộ

Món ăn truyền thống – tinh hoa hội tụ của đất trời không thể thiếu trong mâm cỗ tết cổ truyền miền trung. Miền trung gói bánh bằng lá chuối, khác hẳn miền bắc gói bánh chưng bằng lá dong xanh.

Đặc biệt, bánh tét miền trung khá đơn giản, gói hình trụ nhưng lại đầy đủ hương vị như bánh chưng. Gọn gàng, đơn giản và đầy tình nghĩa. Người ăn có thể cảm nhận được vị ngon của từ nguyên liệu trong chiếc bánh.

Nem chua miền trung

nem chua

Có dịp ăn tết ở miền trung, chắc bạn không thể quên sự hiếu khách của họ. Khi bạn đến nhà, mồi nhâm nhi cùng rượu là những cái nem nướng thịt heo. Sau khi được tẩm ướp gia vị, thịt heo được gói lại trong lá chùm ruột, lá ổi, gói chặt tay. Sau đó vài ngày, nem chín tới và có vị giòn ngọt, chua chua và cay cay của miền trung nắng gió.

Món nem chua được ăn kèm với tỏi tăng hương vị tươi ngon. Bề mặt nem mịn màng và khá ưa nhìn.

Tôm chua

tôm chua

Đặc sản của Huế này chắc ai cũng đã từng nghe qua. Và đây cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người miền trung. Tất cả tạo nên bản hòa tấu hương vị miền biển khiến người ta nhớ mãi. Nào là cái béo ngậy của thịt, vị chua của khế, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, chát của vả, hương của các loại rau thơm… Hơn hết là cái ngọt bùi của tôm…

Nhắc đến thôi mà đã thèm …. ngon quá!

Dưa món đậm vị miền trung

Dưa món

Dưa món là món góp của miền trung, vai trò tương đương như dưa hành miền bắc. Nguyên liệu từ khá nhiều loại rau củ như đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa leo, củ kiệu… Kết hợp lại tạo nên món ăn khó mà bỏ qua trong những ngày tết.

Nhìn món ăn thì nghĩ có vẻ đơn giản dễ làm, nhưng thực ra người làm tốn không ít sự tỉ mỉ trong món ăn. Sần sật và chua ngọt, đủ vị để cảm nhận về món dưa món này. Dưa món ăn cùng lát bánh tét dẻo mềm khiến người ăn thấy lạ miệng và thích thú. Một hương vị ngon thơm rất riêng trong ngày tết cổ truyền.

Thịt ngâm nước mắm

Món thịt ngâm mắm

Món ăn phổ biến mà nhà nào miền trung cũng có khi tết đến xuân về. Nguyên liệu chính là thịt heo và nước mắm. Bạn cũng có thể dùng thịt bò để thay thế cũng được. Pha một lượng nước mắm sống và đường vừa đủ, sơ chế thịt xong thì cho vào ngâm. Đổ toàn bộ hỗn hợp vào hũ để cho thịt ngấm.

Khi ăn thịt có vị ngọt và mặn rất tự nhiên. Ngon nhất là ăn cùng rau sống, củ kiệu chua, dưa món và chút rau thơm. Không phải ai cũng cảm nhận được hết hương vị ngon của món ăn này.

Chả bò

Chả bò

Ngày đầu xuân, những khoanh chả bò hồng tươi là món khoái khẩu trên bàn tiệc người trung. Đặc biệt với những khách quý từ phương xa, người trung thích giới thiệu về món ăn đặc biệt này. Ngọt bùi, giòn, mặn, dai và cay nồng của tiêu đen làm thực khách cứ muốn ăn nhiều hơn.

Miền nam – hiện đại nhưng vẫn phảng phất truyền thống cha ông

Mâm cỗ miền nam

Mâm cỗ miền nam

Pha trộn văn hóa từ nhiều nơi do là vùng kinh tế phát triển. Nhưng miền nam vẫn không thay đổi nhiều cái phong tục gặp gỡ nhau và quây quần mâm cơm như cha ông ngày xưa dạy.

Thịt kho nước dừa

Thịt kho hột vịt

Món ăn truyền thống được nhiều người nhắc đến ở miền nam là thịt kho nước dừa. Có lẽ truyền thống sum họp cũng ngấm vào máu người nam đậm đà như hương vị thịt thơm vốn có. Ngon lạ và không thể nào kể hết các hương vị đặc biệt ấy.

Nhiều người còn gọi món ăn này với cái tên rất thân thiện là thịt kho hột vịt. Ngoài việc nấu bánh tét những ngày giáp tết, người miền nam thường dành thêm chút thời gian chuẩn bị món này.

Dễ ăn và hấp dẫn, đúng vị sẽ rất ngon miệng cho những người khoái khẩu món này. Bạn có thể ăn món này kèm với dưa giá để tránh cảm thấy ngấy khi ăn thịt đạm béo nhiều.

Bánh tét nam bộ

Bánh tét đủ vị miền nam

Bánh tét đủ vị miền nam

Cải tiến từ bánh tét miền trung, miền nam đặc biệt hơn với hai loại nhân ngọt và mặn. Đây được xem là hai loại nhân chủ đạo khi nhắc đến món bánh tét miền nam.

Bánh nhân ngọt phổ biến với nhân đậu đỏ, đậu xanh và chuối… Hương vị này được thể hiện rõ nét nhất ở món bánh tét miền tây. Cách gói vuông vức, chắc đẹp và bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đặc biệt, nhiều nơi còn nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm đẹp mắt và ngon miệng như Trà Vinh, Cần Thơ…

Bên cạnh đó, nhân mặn cũng là một cách biến thể thú vị. Ngoài những nguyên liệu truyền thống thì người miền nam lại thêm cả lạp xưởng, trứng muối vào cho nhiều khẩu vị. Mỗi nhà một kiểu khiến món bánh tét trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.

Tôm khô cùng củ kiệu muối

Củ kiệu tôm khô

Khác hoàn toàn miền trung, củ kiệu muối ở miền nam không ăn cùng bánh tét mà ăn cùng tôm khô thành một món lạ miệng. Củ kiệu mua về nhặt sạch, muối hoặc ngâm chua ngọt khoảng vài ngày. Sau đó cho ra dĩa, rắc thêm tôm khô và chút đường cát cho ngon. Bạn sẽ bất ngờ trước vị mgotj, mặn, giòn, hăng và dai của món ăn chơi này. Các ông và thanh niên đặc biệt yêu thích món này ngày tết.

Dưa giá

Dưa giá

Món ăn giải nhiệt ngày tết. Thành phần bao gồm cà rốt, giá hẹ ngâm chung với nước muối loãng, khoảng 1 ngày sau là có thể ăn được. Dưa giá có thể ăn kèm với bánh tráng, bún và nước chấm tương. Nhưng ngày tết thì nó lại mang hương vị khác, tuyệt vời hơn khi ăn kèm thịt kho hột vịt.

Dưa giá còn hiệu nghiệm giải ngấy trong ngày tết giữa các món ăn chỉ toàn đạm.

Mướp đắng nhồi thịt băm

Mướp đắng nhồi thịt

Mướp đắng còn được biết đến với tên gọi khổ qua. Nếu ngày thường ăn món này thì chẳng có gì để nói. Nhưng ngày tết mà ăn món này thì thật là đặc biệt. Ăn khổ qua để khó khăn năm cũ qua đi, những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Canh khổ qua nhồi thịt cũng có tác dụng giải nhiệt cơ thể, là món ăn bổ dưỡng trong những ngày tết nghỉ ngơi.

Lạp xưởng

lạp xưởng

Nếu không nhắc tới lạp xưởng thì quả là thiếu sót khi ghé thăm miền nam. Nhu cầu tìm mua lạp xưởng mỗi dịp tết về lại tăng cao. Món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tết của người nam bộ, được làm từ khá nhiều nguyên liệu tôm, khô, nạc, cá tươi….

Với nhiều cách chế biến chiên, nướng, luộc … trước khi ăn, lạp xưởng được nhiều người ưa thích trong dịp tết. Đặc biệt hơn là khi không dùng dầu chiên bằng nước, lạp xưởng ăn ngon hơn và an toàn cho sức khỏe.

Kết

Dạo chơi tết ở cả ba miền, các món ăn ngày tết khá phong phú. Nhưng dù ở miền nào, thì nét đẹp văn hóa ẩm thực cũng không mất đi. Quan trọng vẫn là tết truyền thống và bữa cơm sum họp gia đình ngày xuân. Ai cũng muốn về nhà, và những món ăn khiến ta thêm yêu quê hương mỗi dịp tết đến xuân về.

Cũng đừng quên những loại dưa muối nhé. Đó là 1 phần quan trọng không thể thiếu của tết cổ truyền đấy. Đừng quá lo nếu bạn chưa từng làm. Chỉ cần bỏ túi cách làm rau dưa muối cực đơn giản này .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.